Chú Giải Tin Mừng Thứ Bảy Tuần XVIII Mùa Thường Niên (Mt 17,14-20) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ BẢY TUẦN XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 17,14-20

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Đnl 6,4-13

Hôm nay, chúng ta suy gẫm lời Chúa. “Hãy nghe đây, hỡi Israel, mở đầu buổi kinh hàng ngày của người Do Thái, cho đến lúc này họ vẫn còn trung thành tuân giữ chắc chắn, Chúa Giêsu đã đọc kinh này mỗi ngày trong đời Người. Đây là tâm điểm của Đức tin Do Thái. Chính Chúa Giêsu đã lặp lại lời này với người đến đặt ra câu hỏi danh tiếng: “Tôi phải làm gì để được sống đời đời?" Và chính khi nối tiếp giáo huấn của Môsê mà Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn về "người Samaritanô nhân lành" (Lc 10,25-37).

Hỡi Israel hãy nghe đây Chúa là Thiên Chúa chúng ta, Chúa độc nhất.

Đức tin của chúng ta, như Đức tin của những người Do Thái trước hết không phải là một tôn giáo tự nhiên mà người ta đã khám phá ra nhờ suy tư, đây là tôn giáo mạc khải. Một Đức tin do “lắng nghe” Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe Chúa hơn. Một mình Chúa là Thiên Chúa độc nhất.

Hãy yêu mến Thiên Chúa là Chúa ngươi.

Chúa Giêsu sẽ nói, trọn Đức tin tóm gồm trong giới rắn độc nhất này là: Hãy yêu mến! Thiên Chúa không phải trước hết là hữu Thể tối thượng, là động cơ đầu “vũ trụ "cần đến để hiện hữu. Thiên Chúa không chỉ là nhận đại kiến trúc, trí khôn đâu giải thích cùng đích của thế giới và điều khiển các hiện tượng của thiên nhiên. Thiên Chúa không chỉ là sự thiên tuyệt hảo, giá trị hoàn hảo theo đó mọi lương tâm sẽ bị xét xử theo sự chọn lựa sự lành hay sự dữ của họ...

Chắc chắn, Thiên Chúa là tất cả những điều đó.

Nhưng Người muốn trước hết là ngôi vị. Người ta tìm liên kết. Thiên Chúa là "người yêu và mong được yêu ".

Thiên Chúa là tấm lòng. Thiên Chúa là thực thể chấp nhận bị tổn thương, làm theo hình ảnh của chúng ta, sự dửng dưng làm cho Người bị thương tích. Đây là trái tim đã yêu thương loài người dường nào, và đáp lại, chỉ nhận được sự dửng dưng khinh miệt".

Hết lòng, hết linh hồn và hết sức người.

Thiên Chúa đợi chờ chúng ta dấn thân trọn vẹn! Tấm lòng, trí khôn, giác quan, tình yêu, thân xác, hành động. Đây không phải là một tình yêu trên đầu môi mà Người

mong đợi. Đây là một tình yêu được chứng thực bằng những việc làm hàng ngày. Hôm Nay, con sẽ làm gì cho Chúa?

Khi ngồi... khi đi... khi nằm ngủ... khi trỗi dậy. Hãy kể lại những lời ấy, hãy suy ngắm trong lòng…Ở nhà ngoài đồng… Hãy buộc những lời đó và bàn tay... lên trán... lên cột và cửa nhà ngươi.

Sự nhấn mạnh làm sao!

Hãy yêu mến! hãy yêu mến! Hãy yêu mến! Khắp nơi, mọi cách, mọi lúc.

Tôi có thể làm lại, vì lợi ích cá nhân của tôi, "kinh cầu”, tình yêu Thiên Chúa, theo cách sống của tôi: Hãy yêu mến khi làm việc nội trợ, khi lao động ở đây, khi dạy trẻ...trước máy đánh chữ, trước tay lái xe tô... trong ánh mắt những người bạn yêu, trong những chăm sóc dành cho những người đau khổ...

Khi ngươi được no nê, đừng quên Thiên Chúa.

Hạnh phúc không nên làm cho chúng ta xa khỏi tình yêu Chúa. Trái lại, hạnh phúc phải làm cho chúng ta hát khen lời tạ ơn Chúa.

Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa, vì mọi điều Chúa đã ban cho con. Chúa nhân lành, con yêu Chúa. Đúng vậy, xin hãy làm cho trọn đời con chứng tỏ điều đó với Chúa.

Bài đọc II: Kb: 1,12 - 2,4

Chớ thì từ ngàn xưa chính Người là Giavê, Thiên Chúa của tôi, sự thánh thiện của tôi, Người không thể chết được?

Giữa sự không vững bền và đổ nát, giữa những khó khăn và thất bại, Thiên Chúa luôn tỏ ra cho loài người. Người là Đấng vĩnh cửu, kiên vững, thánh thiện, bất tử.

Một số triết gia ngày nay chỉ trích quan niệm này về Thiên Chúa, họ tố cáo Người an ủi chúng ta theo hạn giới nhân loại một cách hời hợt, như thế, trong thực tế, Thiên Chúa chỉ là một phóng ảnh của con người về những thiếu kém của nó, người ta mơ mộng điều không có, người ta tưởng tượng điều đó xảy ra một nơi nào đó.

Thực ra, chúng ta thường có khuynh hướng biến Thiên Chúa thành người phục vụ ta, một Thiên Chúa bù đắp các khiếm khuyết của ta.

Bằng mọi cách, qua các biến cố, Thiên Chúa đảm nhận công việc tinh luyện các hình ảnh quá đơn giản này mà ta gán cho Người: Người luôn làm chúng tà bỡ ngỡ để thúc giục chúng ta đi xa hơn trong công cuộc tìm kiếm người.

Người đã thiết lập dân tộc Can-đê để thi hành công lý và để sửa phạt.

Hôm qua Nakhum đã mời gọi chúng ta xem cảnh thành Ninivê bị quân Can-đê của Babylon tàn phá. Hôm nay Khabacue lại mời ta nhìn xem chính những người Can-đê ấy, Thiên Chúa dùng như dụng cụ để chúng đừng quá xa trong việc đàn áp.

Mắt Người quá sạch để nhìn thấy sự dữ, làm sao Người không thấy nổi cảnh đàn áp. Vậy, sao Người cứ thinh lặng khi kẻ dữ nuốt chửng một người?

Tiếng “tại sao”, câu hỏi này đặt ra cho Thiên Chúa...như là một vấn đề thời sự! Công Bình. Thánh 'Thiện... điều ấy Chúa giải quyết được các câu hỏi. Chúng ta còn ngờ vực.

Lạy Chúa, tại sao các “kẻ dữ” xem ra lại thành công? Tại sao có đau khổ, tại sao?

Chúng ta đừng sợ đặt câu hỏi cho Thiên Chúa. Babylon cũng không tốt hơn gì Ninivê. Và Thiên Chúa còn cao vượt hơn Ninivê hay Babylon. Dù rằng, trong nhất thời, thành này hay thành nọ, đều góp phần để thực hành các dự định của Thiên Chúa, mà đôi khi ta không hay biết.

Một cảnh diễn tả cuộc đánh cá: Cuộc chinh phục của đạo quân Babylon sánh được như một chiếc lưới thu nhặt tất cả những gì nó gặp.

Kẻ đó tự hào về công việc mình! “Vì thế, nó dâng của lễ cho tay lưới, đốt lễ thiêu trước cái lờ, vì nhờ chúng mà kẻ ấy bắt được nhiều cá!”. Con người cho mình là khôn lanh. Và tự gán cho mình tất cả những thắng lợi.

Bấy giở Giavê đáp lại tôi: “Ngươi sẽ ghi lại thị kiến, thật rõ ràng, trên các tấm bảng để cho người ta đọc được trôi chảy. Thị kiến này sẽ được thành tựu nhưng chỉ theo hạn kỳ mà thôi”.

Thiên Chúa hoàn toàn khác hẳn.

Phải chờ đợi. Cùng với người, phải nhảy vào cái vô tri. Khi một trong các xác tín quá đơn giản của ta bị bác bỏ, khi người ta sửng sốt vì một biến cố, khi' người ta đặt một câu hỏi mới mẻ trước Thiên Chúa... bấy giờ, thường phải giữ thái độ nhẫn nại vì dự định của Thiên Chúa "sẽ được thực hiện, nhưng chỉ vào thời điểm nhất định". Khi chờ đợi, phải bước đi trong đêm tối.

Đó là một chân lý luôn luôn thực tế.

Dựa theo mạc khải này, tôi cầu nguyện trong niềm hy vọng.

Thị kiến này đang tiến đến thành tựu, nó sẽ không phỉnh gạt. Nếu nó có chậm trễ, cứ rán chờ đợi chắc chắn nó sẽ đến, không chỉ đến vào giờ giấc của nó.

BÀI TIN MỪNG: Mt 17,14-20

Một người tới quỳ xuống trước mặt Đức Giêsu và nói: 'Thưa Ngài, xin thương xót con trai tôi vì cháu bị kinh phong và bệnh tình nặng lắm... Tôi đã đem cháu đến các môn đệ Ngài chữa, nhưng các ông không chữa được”.

Lạ thật! Người đàn ông đáng thương, thay vì đưa con ngay đến Đức Giêsu, lại nhờ các tông đồ trước. Không giải quyết được gì ông mới chạy đến với Thầy của họ.

Tất cả đoạn văn còn lại đều xoay quanh cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu với các tông đồ.

Trước hết, Đức Kitô khiển trách thái độ cứng lòng tin của các ông:

Ôi thế hệ cứng lòng không chịu tin và gian tà. Tôi phải ở với các người cho đến bao giờ? Còn phải chịu đựng các người cho đến bao giờ nữa? Đem cháu lại đây cho tôi.

Có tới ba hay bốn lần trong Tin Mừng, đức Giêsu bày tỏ nỗi đau khổ của Người phải sống với những người không hiểu biết gì.

Lạy Chúa, Chúa là còn Thiên Chúa Tối Cao Đấng Thánh là sự thông hiểu tuyệt vời. Thế mà Chúa đã chấp nhận sống với những con người tầm thường, hạn hẹp, tội lỗi, cứng lòng tin.

Lạy chúa, xin tha thứ cho những nhỏ hẹp, tý tiện của chúng con.

Lạy Chúa, xin tha thứ cho những thất vọng mà Chúa đã chịu đựng vì chúng con.

Xưa kia, các tông đồ đáng bị Chúa quở trách.

Nhưng, ngày nay, Chúa vẫn còn phải, chịu đựng như thế: cũng vì các giám mục, linh mục luôn nghi ngờ sự hoạt động của thần khí... vì các Kitô hữu không tin quyền năng của Thánh linh.

Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy? Tại anh em kém tin.

Đức Giêsu gặp phải thái độ cứng lòng tin, tình trạng việc làm của Người xem như vô hiệu: Người gieo Lời Người mà bề ngoài không kết quả.

Đức tin điểm tựa vào Thiên Chúa. Vâng, con tin.

Sống phù hợp với Lời Chúa. Vâng, con tin.

Tin tưởng vào Lời của Đức Giêsu. Vâng, con tin.

Lạy Chúa, xin hãy trợ giúp Đức tin yếu kém của chúng con.

Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này: rời khỏi đây qua bên kia? Nó cũng sẽ qua...

Cần phải coi những lời nói trên đây của Đức Giêsu là quan trọng!

Đúng vậy, đây không nói đến việc chuyển rời những “núi" đá cách vật chất. Nhưng Đức tin có thể làm được những việc cũng không dễ dàng hơn.

Chuyển rời những núi kiêu căng, ích kỷ, hèn nhát...

Thay đổi những tâm hồn, tập quán...

Biến đổi con người, làm cho họ có khả năng vào mối tương quan với Thiên Chúa.

Ở đây đức tin theo cái nhìn của Đức Giêsu, là nguồn mọi bạo dạn, phát sinh sáng kiến. Nó giúp ta thực hiện được những sự việc bề ngoài xem ra không có thể.

Lạy Chúa, xin chuyển rời những "ngọn núi " đời con!

Xịn ban cho con đức tin đó, một Đức tin chỉ biết dựa vào sức mạnh của riêng Chúa.

Và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được.

Lạy Chúa Giêsu, con thích được nghe Chúa nói lời đó biết bao!

Xin Chúa lặp lại cho con điều đó.

Con chăm chú đón nghe. Con bình tĩnh áp dụng lời đó vào ngày sống hôm nay của con, không tự cao tự đắc, mà chỉ cậy dựa vào Chúa, vì con tự biết sức mình. Vâng, lạy Chúa, xin giải thoát con khỏi những bồng bột nhất thời. Xin ban cho con một Đức tin bền bỉ; để chẳng có gì mà con không làm được như lời Chúa hứa…

Đức tin theo các nhìn của Đức Giêsu, là một sức mạnh chiến thắng mọi khó khăn, tăng cường sức mạnh cho con người gấp bội. Đó là một “quyền năng của Thiên Chúa" nhằm cứu độ bất cứ ai có lòng tin (Rm 1,16).

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giêsu chữa đứa trẻ bị kinh phong.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Dựa vào câu chuyện chữa đứa trẻ bị bệnh kinh phong này, Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ biết sức mạnh của sự cầu nguyện và đức tin. Người Tông Đồ phải biết dựa vào sự cầu nguyện và đức tin để lấy sức sống cho hoạt động Tông Đồ.

2. Đức tin của người cha có hiệu quả do sự khỏi bệnh của người con. Đức tin này biểu lộ:

- Qua thái độ: quỳ xuống trước mặt Chúa.

- Qua lời nói: xin thương xót con trai tôi.

- Qua tâm tình: vì cháu bị kinh phong và bệnh tình nặng lắm…

Đó là mẫu gương cho việc cầu nguyện nói riêng và những việc đạo đức nói chung. Cần bày tỏ niềm tin cậy mến đối với Chúa qua:

- Thái độ chân thành và sốt sắng.

- Lời nói tha thiết và khiêm nhường.

- Tâm tình tin tưởng và tín thác.

3. Người cha đau khổ vì thấy con mình mang bệnh kinh phong vì bị quỷ ám. Sự đau khổ này xuất phát từ tình thương và tình ruột thịt máu mủ. Chính sự đau khổ vì tình thương này đã thúc đẩy người cha chạy đến với Chúa Giê-su, để xin được thương xót.

Người Tông Đồ phải biết đặt tương quan tình thương với người mình phục vụ, giúp đỡ, để nhờ đó tăng thêm lòng nhiệt thành và hy sinh trong công việc Tông Đồ.

4. Tình yêu đối với người con và niềm tin đối với Chúa đã giúp cho người cha giữ vững lòng trông cậy, vì khi các môn đệ đã thất bại trong việc chữa lành con mình khỏi bệnh, người cha vẫn không vì thế mà thất vọng. Sự thất bại của các môn đệ vẫn không làm người cha chùn chân, không cản trở đôi gối ông ta uống cong quỳ lạy, để tỏ lòng tin tưởng vào con người của Chúa Giê-su.

Cũng vậy, không vì sự yếu đuối hay bất lực của những vị Tông Đồ, mà làm cho chúng ta mất niềm tin vào Chúa. chính tình yêu và lòng tin giúp chúng ta giữ vững lòng trông cậy vào Chúa và trung thành với Chúa trong mọi hoàn cảnh. Trong thực tế, không hiếm những trường hợp vì không bằng lòng với linh mục xứ mà giáo dân sa sút lòng đạo và thậm chí bỏ những việc thờ phượng Thiên-Chúa nữa. Hãy nhìn ngắm lòng đạo đức của người cha trong câu chuyện trên đây, để rút kinh nghiệm cho đời sống đạo của mình.

5. Các môn đệ đã không chữa được, ở đây muốn nói lên:

- Sự bất lực của các môn đệ vì ỷ lại vào sức riêng mình.

- Chúa muốn các môn đệ nhận thức về sự bất lực của mình qua việc để các ông thất bại, không chữa được bệnh.

Bởi đó, sau khi để các ông thấy rõ sự bất lực của mình, Chúa đã giải thích cho các ông biết rằng: để thành công, các ông phải gắn bó với Chúa bằng đức tin, dù chỉ là đức tin nhỏ bé: “tại sao anh em kém tin”.

Điều này nhắn nhủ người Tông Đồ khi thi hành sứ vụ, tránh thái độ cậy dựa vào sức riêng mình hay những phương tiện trần thế mà sao lãng việc đặt niềm tin tưởng vào Chúa. vì vậy người Tông Đồ cần tập thói quen cần cầu nguyện trước khi thi hành một nhiệm vụ Tông Đồ theo mẫu gương Chúa Giê-su, thường láng ra một nơi vắng vẻ cầu nguyện.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.